Thành phố vắng bóng người
Theo anh H.M.Hưng (ngụ quận 4, TP.HCM), 10 năm trước, sau khi có thông tin Bình Dương sẽ xây dựng thành phố mới, gia đình anh đã mua mảnh đất hơn 300m2 gần khu công nghiệp Mỹ Phước 3 để xây phòng trọ. Anh đã gom góp và vay thêm ngân hàng với số tiền 800 triệu đồng để xây dựng 8 nhà trọ với ý định cho công nhân thuê.
Tuy nhiên, từ khi xây dựng đến nay, nhà trọ của gia đình anh chỉ có lác đác vài người thuê một hai căn, còn lại để trống. Do việc kinh doanh thất thu nên gia đình anh Hưng quyết định rao bán khu nhà trên nhằm thu hồi vốn và trả nợ; thế nhưng để bán lại những căn nhà này không phải là điều dễ dàng. Mặc dù rao bán nhiều năm nay, song không mấy ai mặn mà với khu nhà trọ của anh Hưng.
Theo anh Hưng, không chỉ dãy trọ của anh mà nhiều dãy trọ và các khu đô thị lân cận ở thành phố mới đều vắng bóng người. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay. Đáng chú ý, do quá vắng người nên nhiều chủ nhà đã cho thuê những căn nhà phố sang trọng hoặc đang tìm cách bán lại cho nhà người khác.
“Khu vực này có hạ tầng đầy đủ, sạch sẽ, khang trang, cái gì cũng có nhưng lại thiếu con người. Nhiều người đã mua nhà nhưng chưa ai muốn dọn về đây sinh sống lâu dài. Bản thân gia đình tôi cũng vậy, dù mua đất ở Bình Dương nhưng chúng tôi vẫn sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhà đất khu vực này vẫn trầm lắng suốt nhiều năm qua”, anh Hưng cho biết.
Đúng như lời anh Hưng, tại thành phố mới Bình Dương, dọc theo tuyến đường Đồng Khởi và Lê Lợi hay đối diện trung tâm hành chính Bình Dương, hiện tại có rất nhiều khu nhà phố được xây dựng khang trang, đẹp đẽ. Thế nhưng, trái ngược với sự khang trang đó là sự vắng vẻ đến khó tin.
Cả dãy phố với hàng chục căn nhà nhưng chỉ lèo tèo vài ngôi nhà mở cửa, còn lại đều “cửa đóng then cài”. Hay như quán cà phê, trong một khu phố sang trọng nhưng chỉ lác đác vài ba quán cà phê nhưng đều vắng khách.
Không riêng gì nhà phố, hàng trăm biệt thự tại thành phố mới cũng đang bị bỏ hoang, số khác thi công còn dở dang. Nhiều dự án dù đã giới thiệu ra thị trường nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa thành hình. Điều này trái ngược với lời giới thiệu về thành phố mới Bình Dương đáng sống.
Giá quá tầm tay đại bộ phận người dân
Từ năm 2014, thị trường bất động sản Bình Dương được nhiều người kỳ vọng trở nên sôi động hơn nhờ sự kiện Bình Dương dời trung tâm hành chính về thành phố mới. Thế nhưng, không được như kỳ vọng, sau nhiều năm thành phố mới Bình Dương đi vào hoạt động, bài toán đưa dân về khu vực này dường như không phù hợp so với thực tế.
Thời gian gần đây, mặc dù nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai đã và đang được đầu tư, song thị trường địa ốc Bình Dương vẫn rất trầm lắng.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nguyên nhân lớn khiến thị trường bất động sản Bình Dương không thu hút được người về ở là do giá nhà còn quá cao, không phù hợp với thu nhập chung của người dân trong khu vực.
“Giá bất động sản Bình Dương quá cao khiến cho phần đông dân cư là công nhân và người có thu nhập trung bình chưa thể tiếp cận khu vực này để sinh sống. Đây cũng là lý do khiến thành phố vắng vẻ”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm với ông Châu, đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều dự án nhà ở, nhưng giá bán căn hộ đều trên 15-20 triệu đồng/m2. Không chỉ vậy, giá nhà đất ở thành phố mới cũng không thu hút được nhiều nhà đầu tư.
“Một căn nhà liền kề tại đây có diện tích hơn 100m2 nhưng giá từ 3 - 5 tỉ đồng, đối với biệt thự có mức giá trên 10 tỉ/căn. Với số tiền này, nhiều người có thể dễ dàng tìm kiếm một mảnh đất có diện tích tương tự tại các quận huyện vùng ven TP.HCM. Do đó, thành phố mới rất khó để thu hút các nhà đầu tư về đây”, đại diện này nhận định.
Trong khi đó, theo một chuyên gia bất động sản, mức giá nhà đất tại thành phố mới chỉ phù hợp với chuyên gia nước ngoài, Việt kiều… Thế nhưng, phần lớn những đối tượng này lại thuê nhà tại TP.HCM, vì được công ty hỗ trợ đi lại và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại Bình Dương. Trong khi đó, dân Bình Dương đa số là công nhân, người lao động nhập cư thì mức giá đó chắc chắn ngoài tầm tay. Chuyên gia này cho rằng cũng chính vì lý do này mà đa số nhà liền kề ở đây đều rất vắng người ở.
Theo anh Hưng, không chỉ dãy trọ của anh mà nhiều dãy trọ và các khu đô thị lân cận ở thành phố mới đều vắng bóng người. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay. Đáng chú ý, do quá vắng người nên nhiều chủ nhà đã cho thuê những căn nhà phố sang trọng hoặc đang tìm cách bán lại cho nhà người khác.
“Khu vực này có hạ tầng đầy đủ, sạch sẽ, khang trang, cái gì cũng có nhưng lại thiếu con người. Nhiều người đã mua nhà nhưng chưa ai muốn dọn về đây sinh sống lâu dài. Bản thân gia đình tôi cũng vậy, dù mua đất ở Bình Dương nhưng chúng tôi vẫn sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhà đất khu vực này vẫn trầm lắng suốt nhiều năm qua”, anh Hưng cho biết.
Đúng như lời anh Hưng, tại thành phố mới Bình Dương, dọc theo tuyến đường Đồng Khởi và Lê Lợi hay đối diện trung tâm hành chính Bình Dương, hiện tại có rất nhiều khu nhà phố được xây dựng khang trang, đẹp đẽ. Thế nhưng, trái ngược với sự khang trang đó là sự vắng vẻ đến khó tin.
Cả dãy phố với hàng chục căn nhà nhưng chỉ lèo tèo vài ngôi nhà mở cửa, còn lại đều “cửa đóng then cài”. Hay như quán cà phê, trong một khu phố sang trọng nhưng chỉ lác đác vài ba quán cà phê nhưng đều vắng khách.
Không riêng gì nhà phố, hàng trăm biệt thự tại thành phố mới cũng đang bị bỏ hoang, số khác thi công còn dở dang. Nhiều dự án dù đã giới thiệu ra thị trường nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa thành hình. Điều này trái ngược với lời giới thiệu về thành phố mới Bình Dương đáng sống.
Giá quá tầm tay đại bộ phận người dân
Từ năm 2014, thị trường bất động sản Bình Dương được nhiều người kỳ vọng trở nên sôi động hơn nhờ sự kiện Bình Dương dời trung tâm hành chính về thành phố mới. Thế nhưng, không được như kỳ vọng, sau nhiều năm thành phố mới Bình Dương đi vào hoạt động, bài toán đưa dân về khu vực này dường như không phù hợp so với thực tế.
Thời gian gần đây, mặc dù nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai đã và đang được đầu tư, song thị trường địa ốc Bình Dương vẫn rất trầm lắng.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nguyên nhân lớn khiến thị trường bất động sản Bình Dương không thu hút được người về ở là do giá nhà còn quá cao, không phù hợp với thu nhập chung của người dân trong khu vực.
“Giá bất động sản Bình Dương quá cao khiến cho phần đông dân cư là công nhân và người có thu nhập trung bình chưa thể tiếp cận khu vực này để sinh sống. Đây cũng là lý do khiến thành phố vắng vẻ”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm với ông Châu, đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều dự án nhà ở, nhưng giá bán căn hộ đều trên 15-20 triệu đồng/m2. Không chỉ vậy, giá nhà đất ở thành phố mới cũng không thu hút được nhiều nhà đầu tư.
“Một căn nhà liền kề tại đây có diện tích hơn 100m2 nhưng giá từ 3 - 5 tỉ đồng, đối với biệt thự có mức giá trên 10 tỉ/căn. Với số tiền này, nhiều người có thể dễ dàng tìm kiếm một mảnh đất có diện tích tương tự tại các quận huyện vùng ven TP.HCM. Do đó, thành phố mới rất khó để thu hút các nhà đầu tư về đây”, đại diện này nhận định.
Trong khi đó, theo một chuyên gia bất động sản, mức giá nhà đất tại thành phố mới chỉ phù hợp với chuyên gia nước ngoài, Việt kiều… Thế nhưng, phần lớn những đối tượng này lại thuê nhà tại TP.HCM, vì được công ty hỗ trợ đi lại và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại Bình Dương. Trong khi đó, dân Bình Dương đa số là công nhân, người lao động nhập cư thì mức giá đó chắc chắn ngoài tầm tay. Chuyên gia này cho rằng cũng chính vì lý do này mà đa số nhà liền kề ở đây đều rất vắng người ở.
Theo Phan Diệu
(Một thế giới)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét