7-Eleven sắp chào sân thị trường Việt Nam bằng cửa hàng đầu tiên trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM. Hai năm trước, tức vào giữa 2015, 7-Eleven Inc ký thỏa thuận nhượng quyền với Seven System Việt Nam. Không hẳn vì sự kiện này nhưng Circle K và nhiều thương hiệu cửa hàng tiện lợi khác bắt đầu cải tổ hệ thống, tăng cường đầu tư cũng trong hai năm trở lại đây.
Đầu 2015, Circle K Việt Nam được tái cấu trúc và bắt đầu phát triển mạnh số lượng cửa hàng. Hiện tại, hệ thống này có khoảng 250 cửa hàng tại TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội.
Mini Stop, hệ thống thuộc Tập đoàn AEON hiện có khoảng 80 cửa hàng tại TP HCM và Bình Dương. Theo mục tiêu mà Tổng giám đốc Akihiko Maeda của thương hiệu này từng chia sẻ, Mini Stop cần có 300 cửa hàng để đảm bảo ổn định về lợi nhuận.
>> bán đất thổ cư
Với số lượng nhỉnh hơn, Shop&Go, FamilyMart và B’s mart đang lần lượt sở hữu khoảng 120, 140 và 160 cửa hàng. Hai thương hiệu Việt Nam là Co.op Food và Vinmart+ cũng có số cửa hàng ấn tượng không kém. Co.op Food đang có xấp xỉ 100 cửa hàng và có kế hoạch mở thêm 30-50 cửa hàng đến năm 2020. Trong khi đó, với tiềm lực mạnh, Vinmart+ đã có khoảng 850 cửa hàng và tham vọng mở thêm 1.500 cửa hàng trong năm nay.
Tính về số lượng, cho đến 2020, 7-Eleven cũng không thể so với các tên tuổi đến trước ở thị trường Việt Nam.
“Như kế hoạch công bố từ trước, tính từ ngày khai trương, chúng tôi sẽ mở khoảng 20 cửa hàng trong năm nay và đạt mốc 100 cửa hàng sau ba năm”, bà Phan Thy, đại diện truyền thông của 7-Eleven Việt Nam xác nhận.
Tuy nhiên, mọi động thái của 7-Eleven Việt Nam rất được chú ý. Ngoài 100 món ăn làm mới hàng ngày, công ty này cho biết sẽ lên kệ dòng nước giải khát thương hiệu riêng Slurpee, dòng sản phẩm 7-Select cùng ứng dụng di động 7Rewards… ngay khi cửa hàng đầu tiên ở TP HCM mở cửa. Tờ Nikkei Asian Review cho biết thêm, dù chỉ mới là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam nhưng một số sản phẩm thương hiệu riêng Seven Premium cũng được mang về.
Trước đó, 7-Eleven đã bắt đầu thí điểm kinh doanh 20 mặt hàng Seven Premium tại hơn 350 cửa hàng ở Singapore vào năm ngoái và tại khoảng 290 cửa hàng ở Bắc Kinh trong năm nay. Ra mắt vào năm 2007, nhãn hàng riêng Seven Premium của 7-Eleven hiện có hơn 3.600 mặt hàng, từ đồ ăn nhẹ, các món ăn chính chế biến sẵn cho đến thịt và rau tươi. Đến năm 2019, công ty dự kiến sẽ tăng số lượng lên 4.200 mặt hàng, doanh thu 13,6 tỷ đôla, tăng 30% so với năm 2016.
“Châu Á đầy những thị trường hấp dẫn, bao gồm cả Trung Quốc", chủ tịch Kazuyuki Furuya của thương hiệu này nhận xét.
Để cạnh tranh lẫn nhau và chờ đón thương hiệu mới đến từ Nhật Bản, các chuỗi cửa hàng tiện lợi có trước tại Việt Nam không ngừng đổi mới trong thời gian gần đây. Cuộc tái cơ cấu của Circle K vào 2015 được định hình theo hướng kết hợp bán tạp hóa và thức ăn nhanh. Với cách làm tương tự, Mini Stop triển khai cửa hàng Combo, tức mô hình kết hợp giữa cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh chế biến tại chỗ.
>> Tham khảo thêm thông tin kinh doanh cập nhật liên tục tại : BanNhaDat24h
Trong khi đó, thương hiệu cửa hàng tiện lợi lâu đời là Shop&Go thì quyết định bán thêm vé số Vietlott từ khi loại vé số này ra mắt giữa năm ngoái. Phía Vinmart+, ngoài độ phủ lớn, hệ thống này còn có thêm điểm cộng bởi ngành hàng rau sạch và thịt tươi sống.
Quan điểm hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi luôn đắt hơn siêu thị hay tạp hóa truyền thống dần bị B’s mart thay đổi.
“Cá nhân tôi cho rằng, B’s mart có thế mạnh ở mặt hàng hóa Thái Lan phong phú. Ngoài ra, hệ thống này tổ chức khuyến mại rất thường xuyên. Trong các đợt khuyến mại thì giá sản phẩm còn rẻ hơn siêu thị và tạp hóa”, anh Minh Tùng – một cựu nhân viên bán hàng của B’s mart chia sẻ.
Tính đến cuối tháng 3, 7-Eleven hiện có khoảng 14.500 cửa hàng tại Đông Nam Á. Nếu tính cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan thì tổng số cửa hàng của thương hiệu này tại châu Á đạt hơn 30.000, chiếm một nửa số cửa hàng trên toàn cầu.
Theo Nikkei Asian Review, 7-Eleven nhận thức rõ sự yêu mến của thị trường châu Á dành cho các mặt hàng tiêu dùng và thức ăn Nhật Bản, thông qua nhãn hàng riêng Seven Premium. Do đó, công ty đang có kế hoạch đầu tư vào vùng Okinawa như một điểm trung chuyển sản phẩm nhãn riêng đến các thành phố trong khu vực như Đài Bắc, Seoul, Bangkok, Singapore hay cả TP HCM.
Như vậy, đáp lại các chiến lược chào đón của những thương hiệu khác, 7-Eleven Việt Nam sẽ chào sân thông qua việc “đánh vào bao tử” khách hàng với các món ăn Việt Nam chế biến hàng ngày và cả những món ăn Nhật Bản có thể được nhập khẩu.
Với số lượng nhỉnh hơn, Shop&Go, FamilyMart và B’s mart đang lần lượt sở hữu khoảng 120, 140 và 160 cửa hàng. Hai thương hiệu Việt Nam là Co.op Food và Vinmart+ cũng có số cửa hàng ấn tượng không kém. Co.op Food đang có xấp xỉ 100 cửa hàng và có kế hoạch mở thêm 30-50 cửa hàng đến năm 2020. Trong khi đó, với tiềm lực mạnh, Vinmart+ đã có khoảng 850 cửa hàng và tham vọng mở thêm 1.500 cửa hàng trong năm nay.
Tính về số lượng, cho đến 2020, 7-Eleven cũng không thể so với các tên tuổi đến trước ở thị trường Việt Nam.
“Như kế hoạch công bố từ trước, tính từ ngày khai trương, chúng tôi sẽ mở khoảng 20 cửa hàng trong năm nay và đạt mốc 100 cửa hàng sau ba năm”, bà Phan Thy, đại diện truyền thông của 7-Eleven Việt Nam xác nhận.
Các loại bánh thuộc Seven Premium được bán tại hệ thống 7-Eleven ở Singapore. Ảnh:Nikkei
Tuy nhiên, mọi động thái của 7-Eleven Việt Nam rất được chú ý. Ngoài 100 món ăn làm mới hàng ngày, công ty này cho biết sẽ lên kệ dòng nước giải khát thương hiệu riêng Slurpee, dòng sản phẩm 7-Select cùng ứng dụng di động 7Rewards… ngay khi cửa hàng đầu tiên ở TP HCM mở cửa. Tờ Nikkei Asian Review cho biết thêm, dù chỉ mới là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam nhưng một số sản phẩm thương hiệu riêng Seven Premium cũng được mang về.
Trước đó, 7-Eleven đã bắt đầu thí điểm kinh doanh 20 mặt hàng Seven Premium tại hơn 350 cửa hàng ở Singapore vào năm ngoái và tại khoảng 290 cửa hàng ở Bắc Kinh trong năm nay. Ra mắt vào năm 2007, nhãn hàng riêng Seven Premium của 7-Eleven hiện có hơn 3.600 mặt hàng, từ đồ ăn nhẹ, các món ăn chính chế biến sẵn cho đến thịt và rau tươi. Đến năm 2019, công ty dự kiến sẽ tăng số lượng lên 4.200 mặt hàng, doanh thu 13,6 tỷ đôla, tăng 30% so với năm 2016.
“Châu Á đầy những thị trường hấp dẫn, bao gồm cả Trung Quốc", chủ tịch Kazuyuki Furuya của thương hiệu này nhận xét.
Để cạnh tranh lẫn nhau và chờ đón thương hiệu mới đến từ Nhật Bản, các chuỗi cửa hàng tiện lợi có trước tại Việt Nam không ngừng đổi mới trong thời gian gần đây. Cuộc tái cơ cấu của Circle K vào 2015 được định hình theo hướng kết hợp bán tạp hóa và thức ăn nhanh. Với cách làm tương tự, Mini Stop triển khai cửa hàng Combo, tức mô hình kết hợp giữa cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh chế biến tại chỗ.
>> Tham khảo thêm thông tin kinh doanh cập nhật liên tục tại : BanNhaDat24h
Trong khi đó, thương hiệu cửa hàng tiện lợi lâu đời là Shop&Go thì quyết định bán thêm vé số Vietlott từ khi loại vé số này ra mắt giữa năm ngoái. Phía Vinmart+, ngoài độ phủ lớn, hệ thống này còn có thêm điểm cộng bởi ngành hàng rau sạch và thịt tươi sống.
Quan điểm hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi luôn đắt hơn siêu thị hay tạp hóa truyền thống dần bị B’s mart thay đổi.
“Cá nhân tôi cho rằng, B’s mart có thế mạnh ở mặt hàng hóa Thái Lan phong phú. Ngoài ra, hệ thống này tổ chức khuyến mại rất thường xuyên. Trong các đợt khuyến mại thì giá sản phẩm còn rẻ hơn siêu thị và tạp hóa”, anh Minh Tùng – một cựu nhân viên bán hàng của B’s mart chia sẻ.
Tính đến cuối tháng 3, 7-Eleven hiện có khoảng 14.500 cửa hàng tại Đông Nam Á. Nếu tính cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan thì tổng số cửa hàng của thương hiệu này tại châu Á đạt hơn 30.000, chiếm một nửa số cửa hàng trên toàn cầu.
Theo Nikkei Asian Review, 7-Eleven nhận thức rõ sự yêu mến của thị trường châu Á dành cho các mặt hàng tiêu dùng và thức ăn Nhật Bản, thông qua nhãn hàng riêng Seven Premium. Do đó, công ty đang có kế hoạch đầu tư vào vùng Okinawa như một điểm trung chuyển sản phẩm nhãn riêng đến các thành phố trong khu vực như Đài Bắc, Seoul, Bangkok, Singapore hay cả TP HCM.
Như vậy, đáp lại các chiến lược chào đón của những thương hiệu khác, 7-Eleven Việt Nam sẽ chào sân thông qua việc “đánh vào bao tử” khách hàng với các món ăn Việt Nam chế biến hàng ngày và cả những món ăn Nhật Bản có thể được nhập khẩu.
Viễn Thông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét