QC

Giá đất nền thổ cư Bình Dương đã tăng từ 20-30% ở các vị trí có hạ tầng đồng bộ khiến khu vực này sốt hầm hập. Để tỏ rõ thực hư, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng đã có chuyến khảo sát thực tế và nhận thấy hiện nay nhiều khu vực tại Bình Dương vẫn rơi vào cảnh hoang vắng với hàng ngàn (hecta) đất còn bỏ trống. Với chiêu vẽ ra các tiện ích trong tương lai như khu công nghệ cao, các trường đại học, bệnh viện… các cò đất đẩy giá bán đất nền cao hơn nhiều so với thực tế.


Các khu công nghiệp không phải là nơi lý tưởng để ở. Bởi lẽ, mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước trong khu vực gần khu công nghiệp là rất cao. Yếu tố này sẽ khiến người có nhu cầu ở thực tránh xa dự án, dẫn đến đất bỏ hoang, mất giá.


Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản sẽ “ăn theo” hạ tầng giao thông, nhưng thực tế chỉ một số ít khu dân cư có vị trí có thể kết nối trực tiếp lên các tuyến đường cao tốc, metro… mới được hưởng lợi. Những vị trí nhìn thấy đường cao tốc, metro… nhưng không kết nối được sẽ giảm giá trị.


Nhiều nơi gần khu công nghiệp chịu cảnh ô nhiễm khói bụi và là bãi tập kết rác


Nhiều khu vực tại Bình Dương sau khi cơn sốt đi qua, các nền đất với giá trị hàng tỷ đồng chỉ là nơi để chăn trâu.


Khu công nghệ cao trên giấy.


Khu đất được môi giới vẽ là trường Đại học Thủ Dầu Một là nơi chăn trâu lý tưởng.


Các lô đất trước bãi thả trâu được rao giá rất cao, người mua không nghiên cứu kỹ sẽ nhận rất nhiều rủi ro.


Với những dự án gần khu công nghiệp, công nhân thường chiếm đa số. Họ là những người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập quá thấp để tích lũy mua nhà. Như vậy, nhà đầu tư sẽ rất khó tìm người mua lại sản phẩm của mình. Dẫn tới nhiều dự án xây lên bỏ hoang.

Trước đó, Báo Người Tiêu Dùng đã có bài viết “Bình Dương: Đất Mỹ Phước nhảy múa theo cò”, phản ánh việc thị xã Bến Cát với điểm nhấn là các Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 trước đây là điểm nóng của thị trường bất động sản. Cơn sốt đi qua, giới “cò đất” vẫn tìm mọi cách để lôi kéo nhà đầu tư nhằm thoát hàng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top